Sơ cấp cứu cho trẻ là vấn đề tưởng nhỏ mà lớn, tưởng khó mà dễ. Chỉ cần chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức hay để xử lý các trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp.
Sơ cấp cứu là gì và nó quan trọng thế nào? Sơ cấp cứu là 1 việc vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.
Đặc biệt với trẻ em, vốn là đối tượng có sức khỏe, thể trạng yếu dễ bị tổn hao sức khỏe thân thể do tai nạn, thao tác này càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Sơ cấp cứu cho trẻ là gì?
Sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

Nếu là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, khi tiếp cận nạn nhân, bạn hãy sơ cứu ngay cho nạn nhân bằng kiến thức và các phương tiện sẵn có của mình, đồng thời gọi ngay người trợ giúp và gọi y tế hỗ trợ cấp cứu.
Nếu sơ cấp cứu đúng cách, bạn có thể giúp bản thân và mọi người xung quanh ngăn ngừa tình trạng chấn thương hoặc bệnh tật trở nên tồi tệ. Đối với trường hợp bệnh khẩn cấp và nguy hiểm, bạn thậm chí có thể cứu sống người bị nạn đấy.
Quy trình cấp cứu ABCDE
Dưới đây là quy trình cấp cứu chuẩn dành cho các trường hợp tai nạn:
1. Đường thở (A – Airway)
Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:
- Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
- Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
- Nếu có nhiều đờm dãi thì phải dùng ngón tay móc lấy sạch dị vật đờm dãi.
Nếu nạn nhân còn khó thở thì phải ngửa đầu ra sau, và đẩy hàm dưới nâng cằm lên để giữ cho đường thở được thẳng trục, giúp đường thở thông thoáng hơn.
2. Hô hấp (B – Breathing)

Nếu thấy nạn nhân thở ngáp hoặc ngừng thở, tím tái thì phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi vào miệng hoặc mũi của nạn nhân.
Nếu nạn nhân có tổn thương ngực hở rộng, chảy nhiều máu cần đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực (vì khí vào càng làm nạn nhân khó thở hơn).
Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực vì có nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.
3. Tuần hoàn (C – Circulation)
Bạn cần đánh giá tuần hoàn dựa vào bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu khó bắt hoặc không bắt được thì nạn nhân trong tình trạng sốc nặng, có thể sắp ngừng tim.
Các biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến.
Tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.
Ngoài ra cần nâng cao chi chảy máu cao hơn so với tim và giữ nguyên sẽ có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não. Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
Trường hợp nạn nhân có ngừng tim, cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút.
Sau khi ép tim 30 lần, cần thổi ngạt cho nạn nhân 2 lần. Tiến hành 2 người là tốt nhất, một người ép tim, một người thổi ngạt, và có thể thay phiên nhau.
——————————————————-——————————————————-
Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.
- Mọi thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 098 631 80 80
- E-mail : infogoldbee@gmail.com | Website: http://baby.local
- Fanpage Facebook: http://www.facebook.com/babycoccole.vn/