Chuyển tới nội dung

Các nguyên tắc chăm sóc trẻ sinh non 32 tuần ba mẹ cần biết

Trẻ sinh non 32 tuần phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chăm sóc trẻ sinh non đòi hỏi sự kiên trì, tận tâm và yêu thương vô bờ của những bậc sinh thành.

Trước sinh

Chăm sóc bé

Trẻ năng động

Nội dung bài viết

Chăm sóc trẻ sinh non nói chung và trẻ sinh trong tuần thứ 32 cần một chế độ đặc biệt. Đó không chỉ đòi hòi sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ khi trẻ còn ở trong lồng kính bệnh viện mà là một quãng đường dài mẹ và những người thân yêu đồng hành bằng trái tim yêu thương chở che và chăm sóc một cách khoa học nhất khi về nhà.

Khi nào trẻ được gọi là sinh non?

Nếu bé ra đời trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước, đây chính là một trường hợp sinh non. Thông thường, các bé sinh non được phân làm 3 nhóm:

  • + Sinh cực non: Bé được sinh trước tuần thai thứ 26
  • + Sinh non: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 32-35
  • + Non muộn: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 35-37

Sức khỏe của bé sinh non 32 tuần

Trẻ sơ sinh ở tuần tuổi thứ 32 thường có cân nặng khoảng 1,4-3,2kg. So với trường hợp cực sinh non thì khả năng sự sống của trẻ sinh non ở tuần thứ 32 là 95%, khá cao. Điều này không đồng nghĩa với việc bé có thể gần mẹ ngay và phát triển hoàn toàn bình thường như trẻ đủ ngày đủ tháng.

chăm sóc trẻ sinh non

Sau non tuần 32, cơ thể bé vẫn chưa sản xuất đủ lượng surfactant – một chất giúp cho phế quản, phổi của bé khi thở ra không bị xẹp, vì vậy những bé yếu vẫn cần sự hỗ trợ của máy thở để cung cấp oxy. Với những bé có sức khỏe ổn định hơn thì có thể bắt đầu bú mẹ hoặc bú bình. Ngược lại phải cho ăn qua ống truyền.

Trẻ sinh non 32 tuần có khả năng mắc các bệnh thấp hơn những trẻ sinh non ở tuần sớm hơn. Tuy nhiên, sinh non vào thời điểm này, bé vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về trí não liên quan tới khả năng học tập, hành vi sau này. Nguyên nhân là do những tháng cuối là giai đoạn phát triển mạnh nhất của não bộ.

Các mốc thời gian khám sức khỏe cần nhớ

Với những bé sinh non tuần 32 thì vấn đề quan trọng nhất chính là tình trạng sức khỏe. Thông thường, các mốc quan trọng bác sĩ nhắc mẹ cần nhớ là:

  • + Khám lần đầu ngay sau khi sinh: Các dấu hiệu cấp cứu, suy hô hấp, sinh ngạt, dị tật bẩm sinh nặng.
  • + Sau ngày thứ 4: Khám vàng da sơ sinh do tăng bilirubin để gián tiếp phòng ngừa vàng da nhân bằng chiếu đèn lồng kính.
  • + Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10: Khám chức năng thận, viêm ruột hoại tử, xuất huyết não màng não…

Những điều mẹ cần biết khi sinh non tuần 32

1. Sau khi sinh bé sẽ được các bác sĩ chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt, để giữ thân nhiệt ổn định hơn. Đồng thời bé cũng sẽ được truyền dinh dưỡng thông qua ống truyền, đến khi sức khỏe ổn định.

2. Trong thời gian này, mẹ cần phải vắt sữa đều đặn, mỗi cữ vắt cách nhau 3 tiếng để giúp mẹ tránh được hiện tượng tắc tia sữa sau sinh.

3. Nếu được mẹ nên cho bé ti trực tiếp để kiểm soát dòng chảy của sữa, tránh trường hợp bú bình bé có thể bị sặc. Ngược lại, nên sử dụng loại bình có tốc độ chảy nhỏ nhất. Mẹ không đủ sữa nên sử dụng sữa non hoặc sữa đặc biệt để cho bé bú.

4. Sinh non tuần 32 dung tích dạ dày trẻ còn nhỏ, lượng sữa bú sẽ không nhiều nhưng dinh dưỡng lại rất cần thiết. Mẹ cần kiên trì cho trẻ bú từng cữ nhỏ.

4 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sinh non

4 nguyên tắc quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng mẹ cần nhớ: Ưu tiên sữa mẹ. Bú sớm tránh hạ đường huyết cho trẻ. Cho bú nhiều lần trong ngày. Lượng sữa tăng đều từ từ.

Nếu trẻ không bú được phải đổ thìa hoặc đặt sonde dạ dày, mẹ có thể nhờ bác sĩ theo dõi dịch dạ dày trước khi cho ăn để biết sữa bữa trước có tiêu không. Nếu dịch dạ dày trong hoặc có ít sữa vón là tốt. Nếu dịch đục bẩn, ứ đọng nhiều hơn 1/4 số lượng bữa trước hoặc có vẩn hồng thì phải hút hết dịch ra. Trẻ cần nhịn ăn và theo dõi tiếp.

chăm sóc trẻ sinh non

Lượng sữa/cân nặng trong 1 tuần cho trẻ nhỏ nặng 1.800g như sau:

  • + Ngày 1: 25-30 ml/kg/24 giờ
  • + Ngày 2: 50 ml/kg/24 giờ
  • + Ngày 3: 80 ml/kg/24 giờ
  • + Ngày 4 :100 ml/kg/24 giờ
  • + Ngày 5: 120 ml/kg/24 giờ
  • + Ngày 6-7: 140 ml/kg/24 giờ

Từ tuần thứ 2 trở đi tăng dần từ 150 tới 200 ml/kg/ngày nếu trẻ ăn không trớ.

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà sau khi trẻ được xuất viện và cách để trẻ bắt kịp trẻ đủ tháng

Dù đã đủ sức khỏe để được về nhà nhưng cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà cũng phải lưu ý một số vấn đề quan trọng như: Giữ ấm cho bé sinh non 32 tuần, tránh để bé bị mất nhiệt hay lạnh. Đặc biệt cần chú ý giữ ấm những vùng quan trọng như đầu, chân, tay, cổ, bụng để tránh gặp những vấn đề nguy hiểm.

Mẹ cũng cần chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, tắm nắng cho trẻ khoảng 1-2 tuần/lần. Về tiêm phòng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sự ấm áp và tình yêu thương

Khi được về nhà, mẹ nên dùng phương pháp Kangaroo, áp trẻ vào ngực mẹ, da tiếp da để trẻ cảm thấy hơi ấm và tình yêu của mẹ. Càng được tiếp xúc nhiều với cơ thể của mẹ, trẻ càng khỏe mạnh hơn.

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Stanford phát hiện những trẻ thường xuyên được mẹ âu yếm, ôm ấp, nồng độ hai kích thích tố progesteron và oksytocyna cao hơn hẳn so với các bé ít được mẹ âu yếm, ôm ấp. Các nhà khoa học gọi chúng là “Hormone của tình yêu”. Trong thời gian mới sinh, những kích thích tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh hoàn chỉnh. Việc được mẹ ôm ấp, yêu thương vì thế đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển, ổn định sức khỏe của trẻ.

Môi trường trong lành, sạch sẽ

Hệ miễn dịch của trẻ sinh non còn rất yếu. Vì thế, một môi trường trong lành là vô cùng quan trọng. Luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Với người chăm sóc trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ tay cũng như bộ phận trực tiếp tiếp xúc với trẻ vì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn. Không để những người mắc các bệnh về đường hô hấp tiếp xúc với trẻ. Không cho bé ở gần những nơi có mùi thuốc lá.

Vấn đề vệ sinh thân thể cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, vì nếu không sạch sẽ, da trẻ còn non nớt dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Cần tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ em, tắm nhanh, lau khô. Mùa đông nên xoa một lớp mỏng dầu parafin để giữ độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt.

Luôn giữ ấm cơ thể trẻ

Đây điều vô cùng cần thiết vì trẻ sinh thiếu tháng dễ bị hạ thân nhiệt, khả năng giữ nhiệt kém. Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non cần được ủ ấm, nhiệt độ trong phòng hợp lý là 27-30 độ, kín gió. Thân nhiệt của trẻ tốt nhất là 37 độ. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể, sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu oxy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường.

Trẻ cũng phải luôn đội mũ và đi tất tay, tất chân. Cổ và bụng phải được giữ ấm. Chọn chất liệu vải mềm mại và an toàn để đảm bảo cho làn da non của trẻ.

——————————————————-——————————————————-

Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.

Facebook
Twitter
Pinterest

Bình Luận