Chuyển tới nội dung

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ không thể bỏ qua

Chăm sóc trẻ sơ sinh những tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Mẹ hãy xem ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sau đây để không chăm con sai cách nhé!

Trước sinh

Chăm sóc bé

Trẻ năng động

Nội dung bài viết

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, thế giới của bé có gì?

Thế giới của bé không chỉ có ăn và ngủ nữa mà đã có thêm những nụ cười tươi, tiếng bi bô lảnh lót hay cử động bàn tay tinh nghịch. Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu có sự phát triển các giác quan trên cơ thể. Trẻ có thể nhận biết gương mặt và giọng nói khác nhau của ba mẹ.

Đây là khoảng thời gian diễn ra nhiều thay đổi quan trọng với bé. Bây giờ, bé đã biết đến sự dỗ dành bằng những giọng nói thân quen của ba mẹ, quen với việc được ôm ấp, ẵm bồng. Thời gian trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ và ngủ đã đều đặn hơn. Ban đêm bé bắt đầu quen với việc ngủ sâu, thời gian thức dậy bú cũng dần cố định. Cụ thể hơn, bé đã có các nhận thức sau đây:

Nhận biết màu sắc

Đây là điều khá thú vị với bé và mẹ. Lúc này mẹ có thể mua đồ chơi màu sắc và chơi cùng bé. Về cơ bản, bé nhận biết được hai màu đen, trắng. Tuy nhiên, đôi mắt luôn mở to và chăm chú nhìn vào đồ vật nhỏ treo gần mặt, thỉnh thoảng đưa tay chạm nhẹ đủ khiến mẹ cảm thấy như bé như đã biết thật nhiều, đã thấy hứng thú với món đồ chơi mẹ mua.

chăm sóc bé 2 tháng tuổi

Cử động cầm, nắm

Bé yêu đã có thể dành những cái nắm tay khẽ cho mẹ, đôi lúc khiến mẹ giật mình khi nắm tóc hay vạt áo của mẹ nữa. Đôi bàn tay nhỏ xinh thỉnh thoảng lại xoè rộng các ngón tay hay nắm tròn bàn tay trong thời gian dài. Không phải là thói quen mút tay, nếu mẹ nhìn thấy bé cho tay vào miệng mà đó chỉ là phản xạ tự nhiên.

Bi bô hóng chuyện

Thời điểm tuần thứ 4 của tháng thứ 2, bé rất thích “hóng chuyện”. Từ sau khi sinh, có lẽ đây là sự thay đổi lớn nhất mà mẹ cảm nhận được. Biểu hiện đáng yêu như cười toe toét, chu miệng hay chăm chú nhìn cử động miệng người đối diện sẽ “đánh gục trái tim” của bất kỳ mẹ nào. Bé cũng thường chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… và xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

Cảm nhận âm thanh

Cũng như thị giác, thính giác của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé sẽ được những âm thanh ở gần. Biểu hiện cụ thể chính là bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía âm thanh phát ra. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của mẹ hay của những thân.

Những điều mẹ cần biết trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Ngoài lượng sữa bú mỗi cữ hay cho bé ngủ đủ giấc, cũng có một số vấn đề đáng lưu ý trong cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi để đám bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện.

Chọn đồ chơi

Mẹ nên chọn đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé. Mua một số đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

Cho bú theo nhu cầu

So với bé mới sinh, thời gian bú của bé 2 tháng tuổi sẽ dài hơn. Bé cũng cần bú nhiều cữ hơn. Nếu đang cho bé bú mẹ, bạn có thể cần cho bé bú cả 2 bầu ngực mới đủ cho 1 lần bú.

Cho bé ngủ đủ giấc

So với tháng đầu tiên, bé ngủ ít hơn một chút, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp. Còn ban đêm, thời gian ngủ của từ 10-12 tiếng. Theo dõi khoảng 1 tuần thay đổi thói quen ngủ này, mẹ có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé. Đây cũng là điều đáng lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ nhé!

chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi – Vừa học vừa chơi!

Để giúp các giác quan của bé phát triển toàn diện, mẹ nên trò chuyện, chơi đùa cùng bé nhiều trong thời gian này. Thính giác của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện vậy nên bé chỉ có thể lắng nghe những âm thanh ở gần. Bé rất thích thú khi được nghe giọng nói của những người xung quanh.

Bé sẽ hướng mặt, quay đầu về nơi phát ra tiếng nói. Mẹ nên kể chuyện cho bé nghe, có thể là những câu chuyện diễn ra hằng ngày trong gia đình hay những câu chuyện cổ tích. Dù không hiểu hết những điều mẹ nói nhưng bé sẽ hồi đáp theo âm điệu mẹ phát ra. Các âm thanh ngô nghê như “ê ê…” “a a…” chính là câu trả lời bé dành cho câu chuyện của mẹ.

Khi nói chuyện với bé, mẹ nên chú ý điều tiết âm vực giọng nói của mình lên xuống nhịp nhàng. Mẹ có thể ngân nga những bài hát, bài ca dao có nhịp điệu vui vẻ sẽ khiến bé thích thú và tập trung. Bé 2 tháng tuổi chưa thể phân biệt được ai là người quen và lạ nên việc kể chuyện thường xuyên còn giúp bé quen thuộc, thích và quấn mẹ hơn.

Nếu bé không có phản ứng gì khi mẹ kể chuyện, hay ánh mắt bé không nhìn vào những vật dụng xung quanh mình mà nhìn ngây ngô thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

——————————————————-——————————————————-

Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.

Facebook
Twitter
Pinterest

Bình Luận