Chuyển tới nội dung

NHỮNG TRUYỀN THUYẾT VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ

Bài viết dưới đây xin đúc kết lại một số quan niệm sai lầm phổ biến và gợi ý những giải pháp an toàn để chăm sóc răng miệng cho bé.

Trước sinh

Chăm sóc bé

Trẻ năng động

Nội dung bài viết

– Mọc răng sẽ khiến bé bị sốt cao, tiêu chảy?
– Mọc răng chậm là thiếu canxi?
– Nhất định phải dùng kem đánh răng không có Flo để bé nuốt được?

Những quan niệm và cách làm như trên tuy chưa đúng nhưng lại được rất nhiều bố mẹ tin tưởng và áp dụng. Đáng chú ý là, có rất nhiều phương pháp chăm sóc răng miệng cho bé đến từ các nguồn tin không chính thống hoặc kinh nghiệm dân gian thiếu cơ sở khoa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé nếu bố mẹ thực hiện theo.

Mọc răng chậm là thiếu canxi?

Đây là quan niệm vô cùng phổ biến của nhiều bố mẹ tuy nhiên lại không có cơ sở khoa học nào cả. Thực tế là ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, tất cả các bé đều có sẵn bộ răng sữa định hình ở trong lợi rồi, còn chuyện khi nào chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên thì lại phụ thuộc vào từng bé.

Đa phần các bé mọc răng từ 6 tháng, tuy nhiên có bé mọc răng sớm từ 3,4 tháng, có bé đến hơn 1 tuổi vẫn chưa mọc cái nào thì cũng là chuyện bình thường bố mẹ không cần lo lắng. Theo bác sĩ Trí Đoàn trong “Để con được ốm”, mọc răng sớm hay muộn không thể coi là dấu hiệu về thiếu hụt dinh dưỡng hay ảnh hưởng gì đến sự phát triển răng miệng của bé sau này.

Tuy nhiên nếu bé không mọc răng sau 18 tháng, bố mẹ có thể đưa bé đi khám nha khoa để kiểm tra xem răng miệng bé có vấn đề gì bất thường và có phương pháp chăm sóc răng miệng cho bé kịp thời.

Mọc răng sẽ khiến bé bị sốt cao, tiêu chảy?

chăm sóc răng miệng cho bé

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiện tượng này. Mặc dù thực tế cho thấy quá trình mọc răng gây viêm nướu có thể đi kèm với một số triệu chứng như thân nhiệt bé tăng nhẹ, và quá nhiều nước bọt được tiết ra sẽ tác động đến ruột bé và gây hiện tượng phân lỏng tạm thời. Tuy nhiên nếu bé bị tiêu chảy kéo dài hoặc sốt trên 38 độ thì không phải là do mọc răng mà rất có thể bé đã mắc phải một bệnh nhiễm trùng khác, bố mẹ nên đưa bé đi khám để có cách điều trị thích hợp.

Bôi lá hẹ, dùng vòng mọc răng để đỡ đau, sốt khi mọc răng?

Một bài thuốc dân gian được nhiều mẹ chia sẻ là mua lá hẹ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt bôi lên lợi bé để giúp giảm đau và không gây sốt. Hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này cả. Mặt khác, sốt trên 38 độ không phải là triệu chứng mọc răng và bố mẹ nên đưa bé đi khám thay vì áp dụng những phương pháp chưa có cơ sở khoa học để tự chữa bệnh cho bé. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay còn có các loai vòng đeo cổ, đeo tay được quảng cáo là giúp giảm đau khi mọc răng.

Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn không có cơ sở. Thậm chí, việc đeo vòng cổ, vòng tay còn tăng nguy cơ bị nghẹt thở nếu bé bị vướng vào thứ gì đó hoặc bị hóc khi vòng bị đứt. Nếu bạn vẫn muốn dùng vòng mọc răng cho bé như một biện pháp tâm lí, hãy nhớ không để bé ngậm hoặc cắn vòng để phòng tránh nguy cơ hóc nghẹn cho bé.

Cho bé bú bình để ngủ là an toàn?

Nhiều mẹ có thói quen cho bé bú bình để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên nếu bé đã mọc răng, việc bú bình để ngủ sẽ khiến răng bé tiếp xúc với đồ uống quá lâu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển, nhất là bú bình sữa công thức. Để phòng tránh bệnh sâu răng cho bé, mẹ hãy làm sạch miệng bé bằng kem đánh răng sau khi bé bú bình sữa cuối cùng và trước khi đi ngủ.

Nếu bé hơn 6 tháng, mẹ nên cố gắng giảm dần cữ ăn ban đêm của bé bằng cách giảm dần lượng sữa mỗi cữ hoặc thay sữa bằng nước, dần dần sau một thời gian bé sẽ tìm cách tự trấn an bản thân và ngủ xuyên đêm mà không cần bú sữa.

Khi mọc răng mới cần đánh răng?

Nhiều bố mẹ cho rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng cho con bằng nước muối sinh lí cho đến khi bé mọc đủ răng sữa, thậm chí nhiều bé lên 5,6 tuổi mới bắt đầu dùng kem đánh răng. Cách làm này sẽ không giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn trên răng và không bổ sung đủ lượng Fluor cần thiết cho men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên chải răng 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Ngoài ra bố mẹ cũng lưu ý cho bé súc miệng trong ngày sau khi ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước có ga, nước trái cây…

Chăm sóc răng miệng bé với kem đánh răng không có Flo?

Hiện nay có khá nhiều nguồn tin không chính thống khiến bố mẹ lầm tưởng rằng Fluor trong kem đánh răng sẽ gây hại khi bé nuốt phải, phá hủy men răng của bé, gây ra hiện tượng “răng nhiễm Fluor” bị đổi màu, ố vàng hoặc rỗ. Thực tế nếu bố mẹ chọn đúng loại kem đánh răng có hàm lượng Fluor phù hợp với độ tuổi của bé (trên bao bì) và sử dụng đúng liều lượng quy định thì khả năng “chống đỡ” với vi khuẩn sâu răng của bé sẽ tăng lên rất nhiều.

Chăm sóc răng miệng cho bé

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trước 3 tuổi bé chỉ nên dùng một lượng kem bằng hạt gạo và từ 3-6 tuổi lượng kem đánh răng cho bé có kích cỡ bằng hạt đậu.

Nếu bé dưới 3 tuổi chưa biết súc miệng thì chỉ cần nhổ kem đánh răng ra cũng được vì lượng Flo trong kem đánh răng ít, không gây hại cho bé.

Từ 3 tuổi trở lên hầu hết các bé đã mọc đủ răng sữa, bố mẹ hãy khuyến khích bé chải răng trong ít nhất là 2 phút để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn trên răng và Fluor trong kem đánh răng có thời gian ngấm vào men răng, tăng hiệu quả bảo vệ răng trước khi súc miệng.

Sâu răng sữa là bình thường, không nguy hiểm

Nhiều bố mẹ nghĩ sâu răng sữa là bình thường vì đằng nào chả thay răng. Tuy nhiên, sâu răng sữa có thể khiến bé đau đớn, mất tự ti và ảnh hưởng rất nhiều đến răng vĩnh viễn sau này. Nếu bị sâu răng nặng, bé còn có thể bị viêm lơi, phải chữa trị rất tốn kém, đau đớn. Vì thế, hãy phòng tránh sâu răng cho bé thật tốt ngay từ bây giờ nhé!

Đánh răng không cần đánh lưỡi

Lưỡi là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng nhưng lại hay bị bố mẹ bỏ quên nhất khi đánh răng cho bé. Theo Babycenter, sau khi hoàn tất việc đánh răng, bố mẹ nên chải lưỡi bé nhẹ nhàng để loại bỏ tối đa vi khuẩn, nhờ đó hiệu quả phòng các bệnh về răng miệng sẽ cao hơn nhiều.

Đánh răng cho bé ngay lập tức sau khi ăn

Thói quen đánh răng ngay lập tức sau khi ăn khá phổ biến không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn. Theo tổ chức Mayo Clinic, nếu bạn đã ăn bất kỳ một thực phẩm nào có chứa nhiều đường, bạn nên tránh đánh răng trong vòng ít nhất là 30 phút. Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô, nước có ga, nước hoa quả đóng hộp, sữa đặc, sữa chua có đường…có khả năng tạo thành axit làm suy yếu men răng.

Đánh răng quá sớm sau khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến men răng đang trong trạng thái suy yếu dễ bị mài mòn hơn. Cách tốt nhất là súc miệng cho bé ngay sau khi ăn những thực phẩm chứa đường để loại bỏ cặn thức ăn gây vi khuẩn và chờ ít nhất 30 phút mới đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit có hại.

Nguồn: Sentosa Dental.

——————————————————-——————————————————-

Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.

Facebook
Twitter
Pinterest

Bình Luận