Chuyển tới nội dung

Trẻ sơ sinh bị hăm tã – Những điều ba mẹ nên và không nên làm

Hăm tã là bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam. Vậy trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao? Mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây từ chuyên gia Babycoccole nhé.

Trước sinh

Chăm sóc bé

Trẻ năng động

Nội dung bài viết

Tổng quan cần biết khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã thường gặp trong giai đoạn mang tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh bị hăm tã có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng:

  • – Vị trí: Ngấn mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục và các vùng da lân cận.
  • – Biểu hiện: 
  • + Da xuất hiện những mảng nhỏ ửng đỏ.
  • + Mảng đỏ dần lan rộng, đậm màu hơn, nổi những mụn nhỏ li ti sau đó phát triển thành mụn nước.
  • + Mụn nước có thể vỡ ra gây lở loét, mụn sưng, viêm.
  • – Biểu hiện khác: 
  • + Bé thường khóc thét lên khi đi tiểu hoặc khi mẹ vệ sinh, mặc tã mới
  • + Bé thấy khó chịu, ngứa, đau rát nên hay quấy khóc, ăn ít hơn, dễ giật mình khi ngủ.

6 việc cần làm khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Vệ sinh vùng da trẻ sơ sinh bị hăm tã

Khi trẻ sơ sinh bị hăm tã, việc đầu tiên mẹ cần làm là vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn… Nhờ vậy, da bé được bảo vệ và sẽ phục hồi nhanh hơn.

Cách làm sạch vùng da trẻ sơ sinh bị hăm tã

  • + Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng sát khuẩn.
  • + Vệ sinh vùng tã lót bằng nước ấm (khoảng 35 – 38°C) hoặc sử dụng nước tắm chuyên dụng. Thao tác nhẹ nhàng kết hợp massage cho bé.
  • + Thực hiện vệ sinh cho bé mỗi lần thay tã mới.

Thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh bị hăm tã

Tiếp theo, để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm, mẹ cần chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vùng tã lót khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, tránh để da tiếp xúc với chất bẩn (phân, nước tiểu). Từ đó giảm kích ứng da, loại bỏ môi trường sinh sôi của nấm, vi khuẩn.

Cách thay tã khi đúng cách

  • + Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc tã cho bé.
  • + Thay tã ít nhất 4 tiếng/lần, trong trường hợp bé đi ị cần phải thay ngay tã mới.

Hạn chế mặc bỉm, tã cho trẻ sơ sinh bị hăm tã

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã một phần do tiếp xúc với tã bỉm lâu ngày. Vậy nên mẹ có thể hạn chế mặc bỉm giúp vùng da bị hăm được khô thoáng tự nhiên, giúp bé bớt cảm thấy khó chịu, đau do tã lót cọ vào vùng da bị hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý: Mẹ nên cho bé mặc quần áo chất liệu mỏng, thoáng mát để đảm bảo vùng da hăm được thông thoáng. Bên cạnh đó, mẹ nên để da con được tiếp xúc với không khí bằng cách cho bé “nude” ít nhất 2 – 3 tiếng 1 ngày.

Lựa chọn các loại tã bỉm mỏng nhẹ và thấm hút tốt

Tã có độ thấm hút tốt sẽ đảm bảo bề mặt da bé được khô ráo. Từ đó giảm kích ứng da, hạn chế da tiếp xúc với nước tiểu hay mồ hôi gây nguy cơ hăm tã.

Lưu ý: Mẹ nên chọn tã có chất liệu bông mềm mại, có công nghệ khóa ẩm hoặc các hạt hút ẩm có khả năng giữ nước và chống thấm ngược. Một số thương hiệu tã bỉm uy tín: Huggies, Bobby, Pampers, Merries…

Chọn kích thước bỉm tã phù hợp với trẻ

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị hăm do mặc bỉm tã quá chật. Vì vậy cần chọn kích thước tã vừa với cơ thể bé để giảm ma sát giữa da bé và tã, từ đó làm giảm kích ứng da do tã, ngăn ngừa trầy xước, tổn thương da, giảm nguy cơ hăm tã trẻ sơ sinh.

Cách chọn size tã bỉm cho trẻ

  • + Chọn tã có size phù hợp với cân nặng của con theo phân loại của nhà sản xuất.
  • + Tã bỉm cho bé trai và bé gái cũng có thiết kế khác nhau: Với bé trai, phần tã phía trước sẽ dày hơn, còn với bé gái phần tã ở giữa và sau mông cần dày và thấm hút tốt hơn.

Sử dụng kem trị hăm cho trẻ sơ sinh bị hăm tã

Cách nhanh nhất để giảm trình trạng tổn thuong của trẻ sơ sinh bị hăm tã là sử dụng kem trị hăm. Gợi ý cho ba mẹ kem chống hăm Babycoccole với các thành phần có khả năng điều trị trẻ bị hăm hiệu quả có thể kể đến như Bisabolol từ hoa cúc, Kẽm oxit (liều lượng 20% được chuyên gia khuyên dùng để giảm tình trạng hăm nhanh chóng) và bổ sung các thành phần tái tạo và bảo vệ độ đàn hồi của da như Vitamin F và Glycerin…

Trẻ sơ sinh bị hăm

Được áp dụng công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm hơn 50 năm nghiên cứu chăm sóc làn da trẻ nhỏ, Kem chống hăm Babycoccole được cấu tạo bởi công thức đột phá Derma protech tăng khả năng cung cấp độ ẩm và tính hiệu quả của các thành phần tự nhiên, giúp da hấp thụ nhanh hơn, tốt hơn. Vì vjay, khi thoa lớp kem lên bề mặt da, mẽ sẽ thấy kem không gây nhờn rít và biến việc thay tã trở lên vui vẻ, thoải mái, tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng của làn da mềm mại.

Babycoccole cam kết sản phẩm không chứa các chất độc hại và gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ như Corticoid, Parabens, SLS/SLES và các chất hóa học khác. Kem chống hăm Babycoccole đã vượt qua 21 bài kiểm tra da liễu nghiêm ngặt và được chứng nhận an toàn bởi đại học Pavia, Ý và bộ Y Tế Việt Nam cấp phép lưu hành.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • + Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm của bé.
  • + Rửa tay sạch sẽ, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da.
  • + Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Cho trẻ đi khám bác sĩ khi cần thiết

Thông thường, các mức độ hăm ở mức nhẹ và vừa có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu thấy trẻ trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm:

  • + Vùng da bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • + Hăm lan rộng sang các vùng da khác.
  • + Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày.
  • + Sốt không rõ nguyên nhân

Những biểu hiện trên là dấu hiệu của vết hăm đã nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nặng nề như: nhiễm trùng cơ hội, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn tiết niệu… Đi khám bác sĩ giúp mẹ có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

5 điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã là vấn đề da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc chăm sóc và điều trị sai cách có thể khiến tình trạng hăm nặng hơn, khó chữa lành thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm. Để trị hăm tã cho bé gái hoặc trai hiệu quả, mẹ cần lưu ý 5 điều không nên làm dưới đây:

Quên thay tã nhiều giờ: Thời gian để tã bỉm lâu sẽ làm da bé tiếp xúc nhiều hơn với chất bẩn. Đây điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm men phát triển gây những biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Mặc tã bỉm quá chật: Tã chật dễ cọ xát vào da gây tổn thương vùng da hăm. Bên cạnh đó, quấn tã quá chật làm vùng da mặc tã bí bách, không thông thoáng.

Bé mặc tã bỉm 24/24: Quấn tã bỉm cả ngày làm vùng da mông bé bí bách, nóng bức, bé dễ đổ mồ hôi nên vùng quấn tã ẩm ướt, càng gây hăm tã.

Lạm dụng phấn rôm khô: Phấn rôm chứa những hạt phấn có kích thước rất nhỏ, dễ làm bít tắc lỗ chân lông trên da bé gây hăm nặng hơn. Một số loại phấn rôm có hương liệu tổng hợp cũng gây kích ứng cho da.

Tự ý sử dụng những loại kem bôi không rõ nguồn gốc: Những loại kem này có thể chứa chất hóa học độc hại, chì, corticoid… gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ ung thư da, mắc bệnh nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

——————————————————-——————————————————-

Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.

Facebook
Twitter
Pinterest

Bình Luận