Chuyển tới nội dung

Các biện pháp khắc phục tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh

Khô da ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp của ba mẹ chăm con nhỏ. Bệnh lý này nếu có can thiệp xử trí kịp thời và đúng cách sẽ không để lại hậu quả đáng gờm.

Trước sinh

Chăm sóc bé

Trẻ năng động

Nội dung bài viết

Thuật ngữ khô da ở trẻ sơ sinh là gì?

Khô da ở trẻ sơ sinh là tình trạng các tế bào da trong cơ thể thiếu độ ẩm do mất nước hoặc chưa được bổ sung đúng lượng nước cần thiết, dẫn đến việc da bị nứt nẻ, bong tróc lớp biểu bì, mất đi tính đàn hồi và căng mượt ban đầu. Khô da ở trẻ sơ sinh cũng là tình trạng phổ biến, khiến trẻ thấy khó chịu, có thể gây kích ứng, ngứa ngáy và đau rát.

Nguyên nhân gây khô da ở trẻ sơ sinh

Hiện tại, có 3 nguyên tại gây khô da ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

Do biến đổi của thời tiết và môi trường

Trong 9 tháng thai kỳ, da bé luôn được bao bọc bưởi một lớp màng màu vàng và có độ trơn. Lớp màng này cạc ly da bé với môi trường nước ối trong bụng mẹ. Đến khi chào đời, qua việc tắm rửa hàng ngày, lớp màng sẽ dần biến mất đi. Lúc này, làn da sẽ cảm nhận được sự thay đổi của môi trường khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ hay áo quần, dễ bị bong tróc, xuất hiện hiện tượng khô da ở trẻ sơ sinh.

Khác với người lớn, làn da của trẻ không thể thích nghi nhanh chóng với những biến đổi liên tục của thời tiết. Đặc biệt vào mùa hanh khô khi nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp. Và mưa nắng thất thường hay nắng nóng gay gắt của mùa hè cũng là thời điểm trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do sự mất cân bằng trên da khiến da có phần khô, nứt nẻ.

Do bệnh lý về da

Thông thường, khô da ở trẻ sơ sinh rất nhanh khỏi nếu không có triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, hầu hết các bé nhỏ rất dễ gặp những bệnh lý về da trong thời gian đầu do chu trình chăm sóc da chưa đầy đủ và thực sự phù hợp. Một trong số đó có thể kể đến:

  • + Chàm sữa: Phát ban da khô đi kèm vùng da mẩn đỏ được xem là triệu chứng thường gặp của chàm sữa gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
  • + Vảy nến: Là một loại bệnh tự miễn có các triệu chứng điển hình như khô da, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu.
  • + Viêm da tiết bã: Thường xảy ra trên đầu trẻ sơ sinh, khiến da đầu trẻ có những mảng vảy lớn, khô, dày, bong tróc.

Các bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và thẩm mỹ trên làn da bé.

Do nằm điều hòa trong thời gian dài

Tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh hay gặp hơn cả là do thói quen sử dụng điều hòa tại các gia đình. Bởi trong phòng điều hòa, không khí thường lạnh và khô hơn bình thường. Trong khi đó, với trẻ nhỏ, do cấu tạo da còn chưa hoàn thiện, các lớp biểu bì thường mỏng và có cấu trúc lỏng lẻo hơn người trưởng thành nên rất dễ bị khô da, cơ thể bị mất nước. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ chưa để ý đến vấn đề này, chỉ khi da bé đã bong tróc mới khắc phục sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Biểu hiện khô da ở trẻ sơ sinh

Để chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh kịp thời, ba mẹ cần nắm chắc các biểu hiện phổ biến sau: 

  • + Da trở khô, có vảy trắng bong tróc
  • + Xuất hiện từng mảng da ửng đỏ
  • + Da dễ bị bong tróc da khi cọ xát
  • + Các vết nứt sâu trên da nếu có sự vận động, cọ xát sẽ gây chảy máu
  • + Bé khó chịu, ngứa ngáy thậm chí cảm thấy rát, xót mỗi lần lau rửa, vệ sinh
  • + Các vùng dễ khô da ở trẻ sơ sinh

Những vùng da hay xuất hiện tình trạng khô và bong tróc

Da mặt

Da mặt là vị trí da tương đối mỏng và nhạy cảm trên cơ thể bé, cũng là vùng da mang tính thẩm mỹ cao nhất. Đặc biệt, da mặt tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ và thời tiết nhiều hơn cả, bởi vậy khi trời trở lạnh, hai gò mà bé thường bị khô và căng gây khó chịu. Từ đó dẫn đến việc bé quấy khó, dùng tay chà xát mạnh vào mặt khiến bệnh lý trở nặng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Da chân

Da chân, đặc biệt là vị trí giữa các khe ngón chân thường dễ khô và bong tróc nhất. Thường các mẹ ít chăm sóc vùng da này cho con. Tuy nhiên, vị trí này chỉ cần tiếp xúc với môi trường nhiệt độ hanh khô sẽ làm chân bị nứt nẻ, thậm chí có thể bị tứa máu nếu mẹ không kịp thời can thiệp.

Da lưng

Lưng là bộ phận tiếp xúc nhiều với khăn, nệm lót do em bé thường xuyên nằm. Đồng thời, khi tắm, lưng sẽ được ngâm trong nước ấm nhiều hơn so với những bộ phận khác. Chưa kể, lưng còn là vùng khuất do mặc áo quần, nên mẹ thường ít để ý hơn so với các vùng da còn lại. Do do, da em bé ở vùng lưng hay bị khô ráp, sần sùi

Nên làm gì khi xuất hiện khô da ở trẻ sơ sinh?

  • – Khi bắt gặp các biểu hiện khô da ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giúp cải thiện và lấy lại làn da mịn màng ban đầu cho trẻ
  • – Nhanh chóng bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho bé thông qua việc bú mẹ hoặc uống nước ấm
  • – Không để trẻ nhỏ nằm trong phòng điều hòa liên tục, chỉ nên dùng điều hòa 2-3 tiếng, sau đó cho trẻ ra ngoài để lưu thông không khí tự nhiên trong khoảng 15 – 30 phút. Có thể tận dụng thời gian từ 7h – 7h30 sáng để trẻ tắm nắng, hoặc thay thế dùng quạt điện vào các buổi trong ngày. 
  • – Sắp xếp lại cách tắm bé, bao gồm thời gian, tần suất và sản phẩm sử dụng trong tắm bé. Tốt nhất, với trẻ bị khô da, ba mẹ có thể tắm cách nhật, giảm thời gian tiếp xúc với nước để hạn chế da bé bị sun và bong tróc. 
  • – Bên cạnh đó, nên sử dụng 1 loại sữa tắm giữ ẩm chuyên biệt da cơ thể, để bé được chăm sóc tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn lựa sữa tắm có độ pH 5.5, có chất dưỡng ẩm an toàn, phù hợp với sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lưu ý không sử dụng sữa tắm của người lớn cho trẻ nhỏ.
  • – Nhiệt độ nước tắm lý tưởng: Tuyệt tối không sử dụng nước quá nóng để tắm, khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên. Nhiệt độ phù hợp nhất là từ 35 – 37 độ, và tắm bé trong phòng kín gió. Mẹo nhỏ thử nước tắm bé bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế đo nước tắm để đảm bảo nước tắm thích hợp với làn da bé.
  • – Sử dụng nhiệt kế ẩm và máy tạo độ ẩm cho môi trường sống của bé: Có thể nói hai thiết bị này rất hữu hiệu trong việc theo dõi và duy trì độ ẩm cho bé hoàn hảo nhất. Độ ẩm lý tưởng cho môi trường là 45 – 60%. Dựa và nhiệt kế ẩm, mẹ có thể theo dõi độ ẩm trong phòng, và kịp thời bổ sung máy tạo ẩm để da bé luôn bảo vệ đủ ẩm, tránh mất nước và khô da.
  • – Sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính với làn da của trẻ giúp cấp ẩm và làm mềm mịn làn da, tạo điều kiện cho các vùng da tổn thương được tái tạo và mau lành.

Chủ động phòng chống khô da ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ những ngày đầu tiên, ba mẹ nên bôi kem dưỡng da có  thành phần tự nhiên an toàn để giữ ẩm và phòng chống hiệu quả tình trạng khô da cho trẻ.

Thương hiệu chăm sóc da trẻ em Babycoccole đến từ Ý, được nghiên cứu và phát triển từ năm 1971 bởi hệ thống phòng thí nghiệm của Betafarma – người tiên phong giới thiệu khái niệm về “thành phần tự nhiên hữu cơ” cho ngành mỹ phẩm trong thế kỷ qua. Betafarma đã liên kết nhiều năm qua với Đại học Pavia, được xem như “Đại học Oxford” của Ý. 

Hai sản phẩm Kem dưỡng ẩm và Sữa dưỡng thể Babycoccole được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như hoa cúc, hạnh nhân, hạt dẻ ngựa, đậu chổi,… mang đến sự chăm sóc dịu nhẹ cho làn da bé. Tất cả nguyên liệu đều được lựa chọn từ các nông trại canh tác hữu cơ hàng đầu của thế giới, từ đó các thành phần tự nhiên được chiết xuất phục vụ cho sản xuất.

Ngoài khả năng dưỡng ẩm tuyệt đối trong 24 tiếng, dưỡng ẩm Babycoccole hỗ trợ làm dịu da, giảm viêm ngứa trên bề mặt đối với da có dấu hiệu khô rát nứt nẻ nghiêm trọng, gây viêm ngứa khó chịu cho trẻ nhỏ. 

Babycoccole cam kết các sản phẩm tuyệt đối KHÔNG: parabens, chất tạo màu/mùi, SLS/SLES, Phthalates và các chất gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi Đại học Pavia, Ý thông qua 21 bài test da liễu nghiêm ngặt.

——————————————————-——————————————————-

Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.

Facebook
Twitter
Pinterest

Bình Luận