Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã ở trẻ sơ sinh trở nặng là tổn thương da nghiêm trọng với các biểu hiện: Da mẩn đỏ, phù nề trên diện tích lớn, nổi mụn mủ nhiều, thậm chí trợt loét, chảy máu. Hăm tã nặng ở trẻ là kết quả của sự tổng hợp nhiều nguyên nhân:
Hăm tã do kích ứng với phân và nước tiểu
Làn của trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, vậy nên tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu sẽ gây kích ứng. Đặc biệt, các bé đang bị tiêu chảy kéo dài thì tỉ lệ trở hăm tã nặng hơn nhiều lần do tác động của các vi khuẩn từ chất lỏng phân thải. Vậy nên, cha mẹ cần thay bỉm tã thường xuyên hơn trong thời gian này. Nếu tình trạng tiêu chảy của con không có biến chuyển tích cực, cần tìm giải pháp chữa trị triệt để như thay đổi chế độ ăn, bổ sung lợi khuẩn, giữ gìn vệ sinh…
Hăm tã do miếng bỉm cọ xát lâu trên da
Nguyên nhân của tình trạng hăm tã này là do kích cỡ bỉm quá chật với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Khi bị cọ sát trong thời gian dài, da trẻ sẽ phản ứng lại bằng những nốt phát ban, mẩn đỏ. Những vết này sẽ vỡ ra và hình thành loét hăm tã nếu không được xử lý sớm.
Hăm tã do các sản phẩm tẩy rửa mạnh
Làn da của trẻ nhỏ cần được chăm sóc dịu nhẹ nhất, bất kỳ hóa chất có độ tẩy mạnh đều làm làn da lên tiếng bằng các vết ửng đỏ, nổi mẩn và quấy khóc khó chịu. Nhiều mẹ vô tình sử dụng khăn ướt, nước giặt đồ, bỉm… chưa rõ nguồn gốc hoặc chưa các thành phần có nguy cơ gây ảnh hưởng kích ứng cho da bé. Ngoài ra, có nhiều chất gây các bệnh lý tiềm ẩn như parabens, SLS/SLES… trong các sản phẩm chăm sóc da không có thương hiệu hoặc được truyền miệng… Vì vậy, cha mẹ cần ưu tiên dùng cho bé những sản phẩm lành tính, an toàn, được chứng nhận chất lượng trên trẻ nhỏ.
Hăm tã do nhiễm khuẩn từ vi trùng và nấm
Các vết hăm tã chỉ xuất phát từ 1-2 nốt ngứa hay mẩn đỏ đơn giản, nhưng để lâu các vi khuẩn và nấm sẽ lây lan rộng sang vùng da lân cận. Nhất là những vùng da được bao bọc với tã bỉm như mông, đùi, bộ phận sinh dục do môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi và yêu thích để vi sinh vật phát triển và tăng sinh nhanh chóng. Dần dần, da bé phát ban nổi mẩn rải rác trên vùng da tã, và xuất hiện dày đặc hơn ở những vùng da có nếp gấp như bẹn, kẽ mông do khó nhìn thấy.
Triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Để sớm có biện pháp điều trị kịp thời, ba mẹ cần nắm rõ triệu chứng hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh như sau:
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
Biện pháp chữa trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ Nhi khoa chỉ ra, thời điểm chữa hăm tã hiệu quả nhất là lúc bắt đầu có các triệu chứng trên. Ba mẹ có thể vận dụng đan xen các biện pháp trị hăm tã với từng mức độ hăm nặng, nhẹ khác nhau của con nhỏ.
Làm thông thoáng vùng da đóng bỉm tã
Đầu tiên và tiên quyết để trị hăm tã cho trẻ là vùng đóng bỉm luôn cần được thông thoáng. Bởi trẻ phải đóng bỉm tã thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến
Nguyên tắc đầu tiên khi trị hăm tã ở trẻ sơ sinh là cha mẹ phải giữ cho vùng da đóng bỉm tã của bé luôn được khô thoáng. Bởi nếu phải đóng bỉm tã thường xuyên hoặc quá lâu, da bé sẽ rất bí bách, ẩm ướt do phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển khiến tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn.
Một số cách giúp giữ vùng da hăm tã khô thoáng hơn bao gồm:
Thay bỉm tã 2 – 3 tiếng. lần: Với trẻ sơ sinh, cứ 2 – 3 tiếng/ lần ba mẹ nên vệ sinh và thay bỉm tã mới cho bé hoặc ngay sau khi bé đại tiện để hạn chế việc da bé tiếp xúc lâu với vi khuẩn từ chất thải, khiến tình trạng hăm tã nghiêm trọng.
Hạn chế đóng bỉm tã nhất có thể: Đặc biệt là vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, da bé toát nhiều mồ hôi hơn cả. Trong quá trình trị hăm tã, ba mẹ nên ngừng hoặc hạn chế đóng bỉm bất kỳ lúc nào có thể, và chỉ cần đóng bỉm đêm để bé ngủ ngon và tròn giấc nhất.
Lựa chọn trang phục có chất vải thoáng mát: COtton, Petit hay sợi tre Bamboo là các chất liệu được đánh giá thoáng mát, thấm hút mồ hôi và mềm mịn khi cọ xát lên da bé. Sử dụng quần áo từ loại vải này sẽ giúp vùng da bị hăm tã của bé không bị kích ứng và đỡ đau rát hơn.
Sử dụng khăn vải khô không hương liệu: Chính thói quen dùng các loại giấy ướt không uy tín khi vệ sinh vùng tã khiến tình trạng hăm tã của bé trở nặng hơn. Các chuyên gia da liễu cũng khuyên ba mẹ nên thay thế bằng các loại khăn vải khô mềm mịn từ cotton để giảm thiểu tối đa tình trạng viêm nhiễm này.
Liên tục kiểm tra tình trạng vùng hăm tã: Kể cả khi cẩn thận thay tã thì ba mẹ cũng không nên chủ quan, mà cần thường xuyên kiểm tra tình trạng da để ứng phó kịp thời với các biến chuyển. Tránh lơ là sẽ giúp ba mẹ và bé vượt qua giai đoạn hăm tã nhanh nhất đó.
Sử dụng tã bỉm dùng 1 lần và lựa chọn theo giới tính của bé
Theo thói quen, nhiều bậc phụ huynh chọn tã vải cho bé để giữ độ thông thoáng và tiết kiệm chi phí tái sử dụng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và tiệt trùng cẩn thận, tã vải có thể trở thành nơi ẩn nấp của các vi khuẩn gây hăm tã. Ba mẹ nên cân nhắc chuyển sang dùng tã giấy siêu mỏng và có khả năng thấm hút vượt trội cho bé. Điều này sẽ đảm bảo cho da của bé luôn được khô ráo, thoáng mát, giúp các vết hăm tã mau lành hơn, đồng thời hỗ trợ trẻ ngủ sâu giấc suốt đêm dài.
Ngoài ra, nhiều hãng tả bỉm cũng ra mắt các dòng sản phẩm theo giới tính, hỗ trợ bảo vệ làn da và sự thư thái của con tốt hơn.
- Với bé gái: khi tiêu có xu hướng làm ướt giữa và sau tã. Các loại tã cho bé gái sẽ bổ sung thêm lớp chống tràn ở hai vị trí này.
- Với bé trai: khi tiểu có xu hướng làm ướt phía trước. Ba mẹ chọn loại tã có lớp chống tràn ở phía trước giúp thấm hút và chống tràn nước tiểu.
Sử dụng kem chống hăm an toàn và lành tính
Để thúc đẩy thời gian trị hăm tã nhanh chóng, ba mẹ cũng đừng quên sử dụng các loại kem trị hăm, chống hăm cho bé. Các loại kem chống hăm cần dành cho độ tuổi của bé, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng hăm tã, và ngăn ngừa hăm tã tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da bé.

Khi bị hăm tã, làn da của bé càng trở nên yếu và nhạy cảm ơn. Vì vậy, kem chống hăm Babycoccole được các bác sĩ Nhi khoa tại Italy khuyên dùng trong thời gian trước, trong và sau khi điều trị hăm tã với các ưu điểm vượt trội:
- Thành phần tự nhiên: Kem chống hăm Babycoccole được cam kết chiết xuất từ thiên nhiên, có nguồn gốc thực vật không biến đổi gen và không có chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào như corticoid hay parabens cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Có chứa kẽm và Bisabolol hoa cúc: Đây là những thành phần đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc phòng và điều trị hăm cho trẻ nhỏ, hỗ trợ làm dịu và kháng khuẩn tốt cho da bé sơ sinh.
- Kết cấu dạng kem dễ tán đều và nhanh thẩm thấu: Kem có dạng thân nước bao trong dầu cho khả năng thẩm thấu tốt, không bết dính và không gây lấm bẩn quần áo hoặc bỉm của bé khi sử dụng.
- Đóng gói dạng tuýp tiện lợi: Phần miệng tuýp nhỏ hạn chế diện tích tiếp xúc với tay và không khí, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nguyên bản của kem chống hăm Babycoccole.
- Thương hiệu đến từ Italy uy tín với 50 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, được bộ Y Tế Việt Nam kiểm định và cấp phép lưu hành.
——————————————————-——————————————————-
Babycoccole – thương hiệu đến từ Ý với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Chúng tôi cam kết 100% nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, không Parabens, không gây kích ứng và đã được kiểm chứng y khoa.
- Mọi thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 098 631 80 80
- E-mail : infogoldbee@gmail.com | Website: http://baby.local
- Fanpage Facebook: http://www.facebook.com/babycoccole.vn/